Trong ngành công nghiệp hàn, tay nghề của người thợ không chỉ quyết định đến chất lượng của sản phẩm mà còn ảnh hưởng lớn đến tiến độ và hiệu quả của toàn bộ quy trình sản xuất. Để đánh giá và phân loại trình độ của thợ hàn, các tiêu chuẩn bậc thợ hàn được pháp luật Việt Nam ban hành, giúp xác định rõ những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cho từng cấp bậc. Cùng Nam Vượng tìm hiểu chi tiết tiêu chuẩn bậc thợ hàn theo quy định pháp luật Việt Nam mới nhất hiện nay.
Tiêu chuẩn bậc thợ hàn điện
Thợ hàn điện là người chuyên thực hiện các công việc hàn bằng phương pháp hàn điện. Họ sử dụng nguồn điện để tạo ra nhiệt độ cao, làm nóng chảy kim loại ở các mối nối, giúp các chi tiết được liên kết bền chặt với nhau. Quá trình này đòi hỏi thợ hàn điện phải có kỹ năng điều khiển máy hàn chính xác, hiểu biết về đặc tính của các vật liệu, cũng như khả năng đọc và thực hiện bản vẽ kỹ thuật.
Dưới đây là tiêu chuẩn bậc thợ hàn điện theo Nghị định 23-LĐ/NĐ Bản tiêu chuẩn kỹ thuật nghề nghiệp của công nhân cơ khí:
Bậc 3:
Hiểu biết :
– Biết sử dụng dụng cụ về hàn điện
– Biết tác dụng và sự nguy hiểm của luồng điện.
– Biết tên và tác dụng của đồng hồ đo điện (như voltmètre, ampèremètre).
– Biết chọn que hàn tốt xấu để hàn và biết pha trộn thuốc làm que hàn và biết cho chạy máy.
Làm được:
– Hàn lấp được chỗ mặt bằng, những chỗ lồi lõm và những chỗ không quan trọng.
– Tẩy rửa được các mối hàn bị sần sùi.
– Cho máy chạy và điều chỉnh được luồng điện để hàn.
Bậc 4:
Hiểu biết:
Trình độ hiểu biết thợ bậc 3 và thêm:
– Biết tính chất của que hàn và phương pháp học que hàn.
– Biết sự cấu tạo thông thường của máy hàn điện.
– Biết sức co giãn của các đồ vật sau khi hàn.
– Biết tính chất nguyên vật liệu thường dùng.
Làm được:
Có năng lực thợ bậc 3 và thêm:
– Hàn được những đồ vật thông thường (kể cả hàn lấp lỗ được các đồ vật dầy: hàn vành bandage, trục long cốt, pignon, nối chassis ô-tô).
– Sửa chữa luồng điện khí bị hỏng thường.
– Hàn được tôn dày từ 1 ly trở trên.
Bậc 5:
Hiểu biết:
Có trình độ hiểu biết thợ bậc 4 và thêm:
– Biết sự co dãn của đồ vật hàn và biết phương pháp sửa chữa những đồ vật bị vênh cong sau khi hàn xong.
– Xem bản vẽ dễ.
Làm được:
Có năng lực thợ bậc 4 và thêm:
– Hàn được nồi xúp-de, hàn đứng, hàn ngửa, hàn các góc trong nồi .
– Hàn được go bandege (boudin) và hàn những sắt có góc (nói chung).
– Hàn được máng trục (coussinet) bị nứt nẻ và hàn nổi được đầu ống hơi nồi sô-đi-e (chau-dìere).
Bậc 6:
Hiểu biết:
Trình độ hiểu biết thợ bậc 5 và thêm:
– Biết phương pháp hàn nối hai đầu ống với nhau và giữ được độ chếch chính xác.
– Biết phương pháp sửa chữa máy hàn điện khi bị hư hỏng nhẹ.
– Biết về nguội bậc 3.
– Biết đọc bảng vẽ thông thường.
Làm được:
Có năng lực thợ bậc 5 và thêm:
– Hàn được những kim thuộc màu như: đồng, gang, nhôm và biết được sức co dãn của nó.
– Cắt được sắt, thép bằng hàn điện.
– Có kinh nghiệm về hàn điện.
Bậc 7:
Hiểu biết:
Trình độ hiểu biết thợ bậc 6 và thêm:
– Biết sử dụng được các loại máy hàn điện.
– Biết tính chất các loại kim thuộc.
– Xem bảng vẽ khó và phức tạp.
Làm được:
Có năng lực thợ bậc 6 và thêm:
– Hàn được bất cứ ở trường hợp nào khó khăn phức tạp.
– Hàn được những bộ phận phụ tùng tinh vi khó, những bộ phận chấn động và chịu sức nặng nhiều.
![Tiêu chuẩn bậc thợ hàn điện](https://mayhannamvuong.com/wp-content/uploads/2024/11/tieu-chuan-bac-tho-han-1.webp)
Tiêu chuẩn bậc thợ hàn xi (hàn bằng hơi đất)
Thợ hàn xi hay thợ hàn bằng hơi đất là người chuyên thực hiện công việc hàn bằng phương pháp hàn khí. Phương pháp này sử dụng nhiệt từ hỗn hợp khí cháy, thường là khí oxy và axetylen (Oxy-Acetylene), để tạo ra ngọn lửa nhiệt độ cao làm nóng chảy kim loại và kết nối các chi tiết lại với nhau.
Dưới đây là tiêu chuẩn bậc thợ hàn xì theo Nghị định 23-LĐ/NĐ Bản tiêu chuẩn kỹ thuật nghề nghiệp của công nhân cơ khí:
Bậc 3:
Hiểu biết:
– Biết sơ qua tính chất của các loại kim thuộc thường dùng.
– Biết phương pháp hàn thông thường.
– Biết tác dụng của đồng hồ hơi.
– Biết phân biệt được các loại que hàn để hàn tùy theo các loại kim khí.
Làm được:
– Hàn đắp được những bộ phận thông thường tôn dày từ 2 đến 3 ly.
– Cho đất vào nồi hàn và điều chỉnh ngọn lửa.
Bậc 4:
Hiểu biết:
Trình độ hiểu biết thợ bậc 3 và thêm:
– Biết sự co giãn của kim thuộc sau khi hàn.
– Biết phương pháp thí nghiệm sau khi hàn những ống sắt bị sứt nẻ.
– Biết tính chất nguyên liệu thường dùng.
– Biết sự cấu tạo thông thường của máy hàn.
– Biết phương pháp điều chỉnh ngọn lửa để cắt hoặc hàn đồ vật tùy theo dầy mỏng to nhỏ.
Làm được:
Khả năng thợ bậc 3 và thêm:
– Hàn được những đồ vật thông thường tôn dày 1 ly kể cả hàn lấp lỗ đồ vật dày.
– Cắt tháo được các ống trong nồi sup-de và các bộ phận khó.
– Sử dụng được các loại que hàn để hàn theo các vật hàn dày mỏng cho thích hợp.
Bậc 5:
Hiểu biết:
Trình độ hiểu biết thợ bậc 4 và thêm:
– Biết phương pháp sửa chữa mỏ hàn và biết cách thức sử dụng các loại mỏ hàn cho thích hợp.
– Biết sự cấu tạo của máy hàn.
– Biết phương pháp sử dụng hơi gaz và sức ép cao và biết sức phản ứng của hơi gaz khi hàn.
– Xem được bảng vẽ dễ.
– Biết sự co dãn của đồ vật làm và phương pháp sửa chữa những đồ vật bị vênh, cong sau khi hàn xong.
Làm được:
Có đủ khả năng thợ bậc 4 và thêm:
– Cắt được tôle dày 20 ly trung bình, hàn được tôle dưới 1 ly
– Xác định được độ nóng của đồ vật khi cần đốt nóng để hàn và độ nguội dần của đồ vật.
– Hàn được nồi xúp-de, hàn đứng và hàn các góc trong nồi.
– Hàn máng trục (cousinet) nứt nẻ, hàn nối 2 đầu ống.
– Biết chọn lọc các thứ thuốc để hàn.
– Kiểm tra và sửa chữa máy hàn khi hỏng.
Bậc 6:
Hiểu biết:
Có đủ trình độ hiểu biết thợ bậc 5 và thêm:
– Biết phương pháp hàn các loại kim thuộc.
– Biết vẽ công việc nguội thông thường.
– Biết phương pháp đề phòng để khi hàn đồ vật khỏi bị cong.
– Biết tính chất của các loại kim khí để khi hàn hoặc cắt các mối không bị bọt và chính xác.
– Biết qua cách sử dụng các bộ phận máy đem hàn để tránh được sự lãng phí hàn lớn, nhỏ, hoặc cong, co dãn.
– Xem được bảng vẽ khó.
Làm được:
Có khả năng thợ bậc 5 và thêm:
– Biết nung và để nguội dần các loại phụ tùng khi hàn khỏi bị vênh, cong.
– Hàn được những phụ tùng chịu sức chấn động mạnh và chịu sức nặng nhiều, hàn đắp lông cốt, răng bánh xe, hàn được ngửa những chỗ cần thiết.
– Hàn được những chỗ phức tạp như nắp quy lát (culasse), xi lanh (cylindre) ô tô, các-te (cartère) dầu v.v…
– Sửa chữa các bộ phận máy máy hàn khi hư hỏng nhẹ chư chữa mỏ hàn, robinét mỏ hàn, đồng hồ bơi.
– Hàn nồi tô-le 5-10 ly trở lên.
– Có kinh nghiệm về hàn.
– Hàn và được nồi xúp-de các bộ phận trong lò và hàn được đồ nhôm mỏng.
Bậc 7:
Hiểu biết:
Có trình độ hiểu biết thợ bậc 6 và thêm:
– Thông thạo lý luận về hàn.
– Có năng lực cải tiến dụng cụ trong nghề.
– Xem được bảng vẽ tương đối khó.
Làm được:
Có đủ khả năng thợ bậc 6 và thêm:
– Làm được các công việc hàn tất cả những vật khó phức tạp và hàn được bất kỳ ở trường hợp nào (hàn nhanh, tốt, bảo đảm kỹ thuật)
– Có nhiều kinh nghiệm về hàn.
![Tiêu chuẩn bậc thợ hàn xi](https://mayhannamvuong.com/wp-content/uploads/2024/11/tieu-chuan-bac-tho-han-2.webp)
Kết luận
Tiêu chuẩn bậc thợ hàn không chỉ là thước đo của kỹ năng mà còn là minh chứng cho sự chuyên nghiệp và cam kết của người thợ đối với chất lượng và an toàn lao động. Việc tuân thủ và phấn đấu đạt các tiêu chuẩn này giúp nâng cao tay nghề, đồng thời khẳng định uy tín của cá nhân và doanh nghiệp trong ngành cơ khí chế tạo. Trong bối cảnh công nghệ hàn ngày càng phát triển, những tiêu chuẩn này đóng vai trò như nền tảng vững chắc, định hướng cho thợ hàn liên tục cải thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường và tạo ra những sản phẩm hoàn thiện nhất.