Môi trường làm việc luôn tiềm ẩn những nguy cơ mà con người ta không thể lường hết được. Đặc biệt là trong cơ khí, một nghề luôn đứng trong top những nghề nghiệp có mức độ rủi ro khá cao.Vậy nguyên nhân gây ra tai nạn và giải pháp an toàn cho người lao động là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tại sao cần tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn?
Trong một vấn đề nào đó nếu bạn có kiến thức bạn đều có thể vận dụng và sử dụng một cách linh hoạt không những giúp bạn hoàn thành được công việc một cách nhanh chóng mà còn giúp bạn tránh và xử lý được những tình huống xấu sảy ra. Nguyên nhân gây ra tai nạn và giải pháp an toàn trong cơ khí cũng vậy đây là kiến thức cơ bản bạn cần phải nắm rõ nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn cũng như những người xung quanh trong quá trình làm việc.
Hình Ảnh: Nguy hiểm luôn rình rập và xảy ra bất cứ khi nào
Các mối nguy hiểm sẽ luôn rình rập và xảy ra bất cứ khi nào và chỉ một sơ xuất nhỏ chúng sẽ cướp mất một vài điều thậm chí là tính mạng của chúng ta. Có thể vẫn còn đang chủ quan và cho rằng các kiến thức cơ bản dưới đây ai cũng biết và nó máy móc, không ai mà áp dụng. Nhưng đến khi các tai nạn trong sản xuất gia công cơ khí xảy ra thì bạn mới thấy những vấn đề mà chúng tôi chia sẻ trình bày say đây bổ ích như thế nào và không thừa thải tí nào.
Kiến thức cơ bản về nghề gia công cơ khí
Gia công nguội kim loại thường được gọi là gia công cơ khí. Trong gia công cơ khí các chi tiết được chế tạo bằng phương pháp cắt gọt bỏ lượng dư gia công để đạt đúng kích thước và độ bóng theo yêu cầu kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Trong quá trình làm việc các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào loại máy, thiết bị, tuỳ theo cách bố trí máy, cách bố trí chỗ làm việc, cách thông gió, chiếu sáng và tuỳ theo mức độ cơ khí hoá, tự động hoá và môi trường xung quanh khu vực làm việc của bạn.
Hình Ảnh: Những kiến thức cơ bản sẽ giúp ích cho bạn trong công việc
Trong tài liệu này chúng tôi sẽ giới thiệu về một số yêu cầu chung về an toàn lao động trong ngành cơ khí và những yêu cầu, biện pháp kỹ thuật an toàn cụ thể đối với một số máy thiết bị điển hình, thông dụng trong ngành cơ khí của nước ta hiện nay.
>>>> Xem thêm: Cẩm Nang Về Nguyên Lý Máy Hàn Điện Cho Thợ Hàn Chuyên Nghiệp
Những nguy hiểm trong sản xuất gia công cơ khí
Mối nguy hiểm đầu tiên trong cơ khí là nơi và nguồn phát sinh nguy hiểm do hình dạng, kích thước, chuyển động của các phương tiện làm việc, phương tiện trợ giúp, phương tiện vận chuyển cũng như các chi tiết gia công có thể gây ra các tổn thương cho người lao động trong quá trình làm việc như: kẹp, cắt, chặt, cán, kéo, xuyên thủng, va đập…
Có nhiều mức độ tổn thương (hay tác hại) khác nhau trong cơ khí, tùy thuộc vào năng lượng của hệ thống tác động (như của máy của thiết bị…) và năng lượng tác động của con người (chuyển động của tay, của cơ thể) và cũng từ đó đánh giá tác động và mức nguy hiểm có thể xảy ra.
Một số tai nạn thường gặp trong gia công cơ khí
- Bị vấp ngã
- Sập đổ, va đập
- Bỏng phoi,
- Điện giật
- Đâm thủng,
- Quần áo, tóc bị cuốn vào máy
- Máy cán, kẹp, cắt,
- Phoi bắn vào mắt
Hình Ảnh: Chỉ cần một sơ xảy nhỏ có thể gây ra tai nạn cho bạn và những người xung quanh
Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn trong gia công cơ khí
- Thiết bị che chắn không đảm bảo đủ an toàn
- Thiếu thiết bị bảo hiểm hoặc thiết bị bảo hiểm bị hỏng hay hoạt động không chính xác, hiệu quả
- Bộ phận điều khiển cả thiết bị bị hỏng
- Vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình sử dụng máy an toàn trong quá trình làm việc.
- Vi phạm nội quy an toàn của xưởng, nơi làm việc.
- Điều kiện môi trường làm việc kém như: thiếu ánh sáng, thông gió không tốt, ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép
- Mặt bằng nhà xưởng, nơi làm việc lộn xộn, giao thông trong xưởng không thuận lợi
- Sắp xếp nguyên vật liệu, thành phẩm / bán thành phẩm không gọn gàng, ngăn nắp
- Thiết bị không hoàn chỉnh, thiết kế chưa tính đến những yếu tố kỹ thuật an toàn lao động, như ergonomia đối với người trực tiếp sử dụng, vận hành.
- Thiết bị không hoàn chỉnh trong công nghệ chế tạo, sai quy trình kỹ thuật, các cơ cấu điều khiển hay cơ cấu an toàn vận hành không đáp ứng quy chuẩn an toàn lao động, …
- Vị trí lắp đặt, khai thác và sử dụng máy chưa phù hợp, chưa tính đến hoặc không đảm bảo những yếu tố vệ sinh cần thiết cho môi trường lao động công nghiệp.
- Chế độ công nghệ, quy trình vận hành thiết bị chưa được thiết kế và thực hiện phù hợp các quy chuẩn của an toàn lao động, tuỳ theo đặc điểm an toàn ngành nghề …
Hình Ảnh: Bố trí môi trường làm việc gọn gàng, ngăn nắp khi làm việc
Một số chuẩn bị thiết yếu trong an toàn cơ khí
Tính toán thiết kế máy móc, công cụ và trang thiết bị công nghệ đi kèm phù hợp.
Tính toán thiết kế công nghệ thiết bị và công nghệ gia công sản phẩm đúng chuẩn với các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ theo đặc điểm an toàn của ngành nghề.
Tuyển dụng, đào tạo huấn luyện nghề cho người lao động phải đáp ứng được cả những yêu cầu am hiểu kỹ thuật trong an toàn máy công cụ và an toàn ngành nghề tương ứng.
Một số giải pháp an toàn trong sản xuất cơ khí cho người sử dụng, vận hành, sữa chữa
Các nguyên tắc an toàn chung
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động quy định hiện hành từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và quản lý thiết bị theo các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn
- Xác định cụ thể khu vực nguy hiểm và các nguy cơ có thể gây ra tai nạn lao động trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn thích hợp;
- Tổ chức mặt bằng nhà xưởng phải phù hợp với các điều kiện an toàn:
- Chọn vị trí và địa điểm làm việc phù hợp
- Bố trí hợp lý nhà xưởng, kho tàng và đường vận chuyển đảm bảo hợp lý và thuận tiện trong quá trình làm việc;
- Lắp đặt thiết bị trong xưởng đảm bảo dúng các điều kiện an toàn;
Hình Ảnh: Thực hiện đúng và đủ các quy tắc an toàn trong lao động
Nguyên tắc an toàn khi sử dụng đối với các loại máy, thiết bị
- Ngoài người phụ trách điều khiển máy ra không ai được tự động khởi động điều khiển máy;
- Trước khi khởi động máy phải kiểm tra tất cả các thiết bị an toàn và vị trí đứng;
- Trước khi đi làm việc khác hoặc dừng phải tắt máy, không để máy hoạt động khi không có người điều khiển;
- Ngắt công tắc nguồn khi bị mất điện;
- Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho khi máy dừng hẳn, tuyệt đối không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy;
- Khi vận hành máy phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp (không mặc quần áo dài quá, không cuốn khăn quàng cổ, đi găng tay v.v…);
- Kiểm tra thiết bị thường xuyên và kiểm tra trước khi vận hành;
- Khi máy hỏng cần treo biển ghi “Máy hỏng”.
Các lưu ý khác giúp cho máy móc, thiết bị cơ khí an toàn và năng suất hơn
- Chọn mua các thiết bị mà mọi thao tác vận hành đều thật an toàn;
- Các bộ phận chuyển động được bao che đầy đủ, đảm bảo độ an toàn
- Có thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng 2 tay ở tầm điều khiển;
- Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng suất và giảm những nguy hiểm do máy có thể gây ra;
Hình Ảnh: Sử dụng và vận hành thiết bị theo đúng quy tắc để an toàn và làm việc năng xuất hơn
Các vùng nguy hiểm của máy cần phải che chắn cẩn thận
- Các bộ phận, chi tiết che chắn cần phải:
- Cố định chắc vào thiết bị;
- Che chắn được các phần chuyển động của máy;
- Không cản trở các hoạt động của máy cũng như tầm nhìn của công nhân;
- Có thể tháo gỡ khi cần bảo dưỡng, sửa chữa máy;
- Bảo dưỡng thiết bị đúng cách và thường xuyên;
- Sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp;
- Hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, vùng nguy hiểm đẩy đủ;
- Đảm bảo hệ thống điện an toàn;
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy,an toàn cháy nổ.
Nguyên nhân gây ra các tai nạn và các biện pháp an toàn trong quá trình gia công cơ khí được giới thiệu trên đây chỉ mang tính tổng quát, vì thế khi áp dụng cho xưởng sản xuất của bạn, bạn nên chắt lọc sao cho đúng, phù hợp với công ty bạn. Dù bạn là người sử dụng, vận hành hay sửa chữa thì đừng quên trang bị những kiến thức an toàn lao động trên đây cho bản thân mình nhé.
>>> Tham khảo: Tìm Hiểu Về Phần Mềm Và Cách Sử Dụng Máy Cắt CNC