Tổng hợp các vị trí hàn trong không gian 1F, 2F, 3F, 4F

Các vị trí hàn thường được phân thành hai loại chính là hàn kết cấu và hàn ống. Trong đó, hàn kết cấu chủ yếu áp dụng cho các mối hàn trên tấm kim loại như 1F, 2F, 3F, 4F. Cùng Nam Vượng tìm hiểu chi tiết các vị trí hàn trong không gian 1F, 2F, 3F, 4F bên dưới đây.

Ý nghĩa các vị trí hàn trong không gian

Trong ngành công nghiệp hàn, các vị trí hàn trong không gian được phân loại dựa trên tiêu chuẩn Nga và chia thành bốn vị trí cơ bản: hàn sấp, hàn đứng, hàn ngang và hàn trần.

Cụ thể:

  • Hàn sấp (hàn bằng): Đây là những mối hàn thực hiện trên các bề mặt có góc nghiêng từ 0 đến 60 độ, thường là vị trí thuận lợi nhất để thực hiện.
  • Hàn đứng (hàn leo): Vị trí này áp dụng cho các mối hàn trên bề mặt nghiêng từ 60 đến 120 độ, đòi hỏi người thợ phải duy trì mối hàn từ dưới lên.
  • Hàn ngang: Các mối hàn được phân bố trên các mặt phẳng có góc từ 60 đến 120 độ, với hướng hàn song song với mặt phẳng ngang.
  • Hàn trần (hàn ngửa): Thực hiện trên các bề mặt nghiêng từ 120 đến 180 độ, yêu cầu người thợ ngửa mặt lên và thao tác hàn ngược phía trên đầu.

Trong các vị trí này, hàn sấp là vị trí dễ thực hiện nhất, trong khi hàn trần lại đòi hỏi kỹ thuật cao nhất.

Các vị trí hàn này được mã hóa như sau:

  • Số đầu tiên chỉ vị trí hàn:
    • 1: Hàn bằng (Horizontal Flat Position)
    • 2: Hàn ngang (Transverse Position)
    • 3: Hàn đứng (Vertical Position)
    • 4: Hàn trần (Overhead Position)
  • Chữ cái sau số chỉ loại mối hàn:
    • F: Mối hàn góc
    • G: Mối hàn rãnh

Đối với hàn ống, cách phân loại cũng tương tự, cụ thể như sau:

  • Số đầu tiên chỉ vị trí hàn:
    • 1: Hàn ở vị trí bằng khi ống xoay
    • 2: Hàn ngang khi ống được cố định đứng
    • 5: Hàn trần, ngang và bằng khi ống nằm ngang, không quay
    • 6: Hàn theo góc 45 độ với sự kết hợp của hàn bằng, ngang, đứng và trần
  • Chữ cái tiếp theo:
    • F: Mối hàn góc
    • G: Mối hàn rãnh
    • R: Vị trí hạn chế

Dựa trên cách mã hóa vị trí hàn, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt ý nghĩa của từng loại mối hàn trong không gian như sau:

  • 1F: Mối hàn góc trong vị trí hàn bằng.
  • 2F: Mối hàn góc trong vị trí hàn ngang.
  • 3F: Mối hàn góc trong vị trí hàn đứng.
  • 4F: Mối hàn góc trong vị trí hàn trần.
  • 1G: Mối hàn rãnh ở vị trí hàn bằng.
  • 2G: Mối hàn rãnh ở vị trí hàn ngang.
  • 3G: Mối hàn rãnh ở vị trí hàn đứng.
  • 4G: Mối hàn rãnh ở vị trí hàn trần.

Với hàn ống:

  • 5G: Mối hàn rãnh khi ống được cố định ngang, yêu cầu thợ hàn thao tác trong các vị trí hàn trần, hàn ngang, và hàn bằng.
  • 6G: Mối hàn rãnh với ống đặt nghiêng 45 độ, cho phép thợ hàn thực hiện ở các vị trí hàn bằng, hàn ngang, hàn đứng, và hàn trần.

Các vị trí hàn thường gặp nhất

Hàn 1F

Trong ngành hàn, các vị trí mối hàn được xác định dựa trên hướng hàn. Vị trí hàn “1F” là vị trí phẳng, nơi mối hàn được thực hiện từ phía trên với phôi nằm ngang.

Những điểm nổi bật của vị trí 1F:

  • Hướng mối hàn: Mối hàn được thực hiện từ phía trên, với bề mặt mối hàn nằm ngang.
  • Dễ thao tác: Đây là một trong những vị trí dễ thực hiện nhất, vì trọng lực hỗ trợ giữ ổn định cho vùng hàn nóng chảy.
  • Ứng dụng đa dạng: Phù hợp với nhiều quy trình, từ chế tạo kết cấu thép, đường ống đến sản xuất công nghiệp.

Nhìn chung, cách hàn 1F mang lại điều kiện thuận lợi để tạo ra các mối hàn bền bỉ và đạt chất lượng cao.

Hàn 2F

Vị trí “2F” là vị trí hàn ngang, thường được sử dụng cho các mối hàn góc. Cách hàn 2F là người thợ cần duy trì góc nghiêng của kìm hàn khoảng 45 độ để đảm bảo chất lượng mối hàn. 

Tuy nhiên, góc nghiêng cụ thể của kỹ thuật hàn 2F có thể thay đổi dựa trên góc ghép của các chi tiết vật hàn, nhằm đạt độ bám dính và độ chính xác cao nhất.

Hàn 3F

Trong kỹ thuật hàn 3F là một ký hiệu cho vị trí hàn góc ở tư thế đứng. Trong vị trí 3F, mối hàn góc được thực hiện trên bề mặt thẳng đứng, yêu cầu người thợ hàn phải thao tác theo phương thẳng đứng, thường từ dưới lên trên (hàn leo) để tránh hiện tượng chảy xệ của kim loại nóng chảy.

Đặc điểm của vị trí hàn 3F:

  • Hướng hàn: Mối hàn được thực hiện dọc theo bề mặt thẳng đứng, khiến thao tác hàn trở nên thách thức hơn do trọng lực tác động lên vũng hàn.
  • Kỹ thuật hàn: Người thợ cần điều chỉnh góc của kim hàn và điều tiết tốc độ để kiểm soát tốt dòng chảy của kim loại, đảm bảo mối hàn đều và chắc chắn.
  • Ứng dụng: Vị trí 3F thường được sử dụng trong việc hàn các kết cấu đứng hoặc trong các ứng dụng hàn góc cho kết cấu thép và đường ống đứng.

Hàn 4F

Vị trí 4F là vị trí hàn trần, thường được áp dụng cho các mối hàn góc. Cách hàn 4F là người thợ hàn cần giữ kiềm hàn ở góc khoảng 45 độ dưới vật hàn, phù hợp với vị trí và cấu trúc của chi tiết cần hàn. Vị trí hàn trần đòi hỏi kỹ năng kiểm soát tốt để đảm bảo mối hàn chắc chắn và đồng đều, do phải thao tác ngược chiều trọng lực.

Lưu ý cần biết khi hàn

Để đảm bảo an toàn khi hàn, ngoài việc thành thạo kỹ thuật, người thợ hàn cần chú ý những yếu tố sau:

  • Kiểm tra an toàn khu vực và thiết bị hàn: Trước khi làm việc, cần kiểm tra kỹ khu vực xung quanh và các thiết bị như hệ thống điện, máy hàn, cáp hàn để đảm bảo không có sự cố xảy ra.
  • Sử dụng đồ bảo hộ đầy đủ: Luôn trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe trong suốt quá trình hàn.
  • Làm việc ở nơi thoáng mát, có thông gió: Hàn tạo ra khói độc và bụi như mangan, oxit kẽm,… làm ô nhiễm không khí. Bạn nên cần chọn khu vực thông thoáng và có quạt thông gió.
  • Thông gió khi hàn trong không gian kín: Khi hàn ở các vị trí khó tiếp cận như bên trong đường ống, thùng kín hoặc không gian chật hẹp, phải đảm bảo hệ thống thông gió và có người giám sát để tránh ngộ độc.
  • Làm sạch bề mặt vật hàn: Trước khi hàn, cần cạo sạch lớp sơn (đặc biệt là sơn chứa chì), lau dầu mỡ và cạo sạch ít nhất 50mm mỗi bên đường hàn.
  • Hạn chế hàn với người có bệnh lý về tim, phổi trong không gian kín: Những người có tiền sử bệnh tim hoặc phổi không nên hàn trong thùng kín để tránh rủi ro cho sức khỏe.
  • Xử lý bình chứa dễ cháy nổ: Cần rửa sạch và mở nắp bình chứa các chất dễ cháy trước khi hàn. Tuyệt đối không hàn trên vật chứa khí nén hoặc chất lỏng áp suất cao.
  • Sử dụng dây an toàn khi hàn trên cao: Khi hàn ở độ cao hoặc cắt dầm, xà, cần buộc chặt phần cắt để tránh rơi gây tai nạn.
  • Ngắt điện khi hết giờ: Sau khi kết thúc công việc, bắt buộc ngắt cầu dao của máy hàn và cầu dao tổng để đảm bảo an toàn.

Kết luận

Những thông tin trên cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các vị trí hàn trong không gian và ý nghĩa của từng vị trí. Để tìm hiểu thêm về máy hàn và các công cụ, dụng cụ khác, đừng quên truy cập Nam Vượng thường xuyên nhé.

Nếu bạn đang tìm kiếm các dòng máy hàn hiện đại nhất trên thị trường, hãy ghé thăm mayhannamvuong.com hoặc gọi vào số hotline 0979.903.658 để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng!

Rate this post
phone-icon